Thị Trường Nhượng Quyền Thương Mại F&B Sau Dịch Sars-Cov-2, Và Những Xu Hướng Năm 2021
15/03/2021
Đại dịch Sars-Cov-2 lại xuất hiện đột ngột, chẳng ai nghĩ đến sức tàn phá của nó lại mạnh mẽ thế. Và một trong những ngành hàng bị ảnh hưởng nặng nề nhất phải kể đến F&B, những doanh nghiệp nhượng quyền thương mại ngành F&B như rơi vào khủng hoảng.
SARS-COV-2 đã làm gì?
- Các cửa hàng, quán ăn, quán nước… đều đóng cửa để đảm bảo an toàn phòng dịch.
- Giãn cách xã hội, tâm lý lo sợ nhiễm bệnh => người dân ít ra đường mua bán, ăn uống.
- Ít người dân mua hàng, dẫn đến các hàng quán không có doanh thu, bắt buộc phải ngừng hoạt động do không đủ kinh phí chi trả các khoản tiền cần thiết để duy trì hoạt động.
- ……
Và còn rất nhiều hệ lụy khác của Sars-Cov-2 đã khiến nhiều doanh nghiệp, cửa hàng bị đóng cửa, giải thể. Và điều này tác động không nhỏ đến thị trường nhượng quyền thương mại, đặc biệt trong lĩnh vực F&B.
Từ khi dịch Sars-Cov-2 bùng phát đã gây nên nhiều khó khăn và thử thách đối với mọi doanh nghiệp F&B. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong quý I/2020 cả nước Việt Nam có hơn 34.900 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, trong đó chiếm 18.600 doanh nghiệp tạm thời đóng cửa, còn 12.200 doanh nghiệp ngừng hoạt động và 4100 doanh nghiệp phá sản.
Việc có quá nhiều cửa hàng bị đóng cửa trong đợt dịch dẫn đến mối lo ngại cho các nhà đầu tư nhượng quyền. Vì chẳng ai muốn chui đầu vào hang cọp cả.
Thế nhưng đó là câu chuyện của năm 2020 , còn câu chuyện của 2021 thì như thế nào?Liệu mọi thứ có được thay đổi tích cực hơn?
Những xu hướng đầu tư kinh doanh F&B lý tưởng năm 2021
1.Giao hàng tận nơi và Take away (mua mang về)
Xuất phát từ chính sách giãn cách xã hội trong thời gian dài, và việc hạn chế tiếp xúc đông người dẫn đến các hàng quán đông đúc nay trở nên vắng lặng. Nắm bắt tình trạng đó, giao hàng tận nơi và take away (mua mang về) sẽ là một trong những xu hướng “dẫn đầu” ngành hàng F&B trong thời gian tới. Theo kết quả báo cáo mới nhất của Q&Me (nghiên cứu thị trường tại Việt nam) về thói quen và hành vi khách hàng cho thấy có đến 75% người tiêu dùng Việt đã từng sử dụng dịch vụ giao thức ăn và take away. Trong đó, 24% người tiêu dùng mới làm quen với hình thức này lần đầu tiên do Covid-19.
Và việc đầu tư nhượng quyền thượng mại F&B các thương hiệu đồ ăn, thức uống theo hình thức xe đẩy sẽ giúp các nhà đầu tư giảm bớt chi phí, phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng, nhỏ gọn, thuận tiện….
2. Ẩm thực thuần chay và tốt cho sức khỏe
Dưới sự tác động của dịch bệnh khiến mọi người nghi ngờ về mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm càng cao. Cộng thêm phong cách sống thay đổi, chú trọng về sức khỏe, về tinh thần hơn. Nên thực phẩm thuần chay được ưa chuộng ngày càng nhiều trên thị trường.
Nên việc việc đầu tư nhượng quyền vào ngành hàng này rất có tiềm năng phát triển.
3. Thực phẩm thay thế thịt và thịt chay
Việc hàm lượng protein không đủ chính là rào cản lớn nhất của những người theo đuổi chế độ chay ăn lành mạnh. Vì vậy, với những người mới chuyển từ chế độ ăn mặn sang ăn chay, bước đầu sẽ dễ dàng hơn nếu tiêu thụ thực phẩm thay thế thịt hoặc thịt chay.
Có nhiều nhà hàng/quán ăn sẽ cho thực khách được lựa chọn thịt chay thay vì thịt thật. Nnhờ đó, hàm lượng protein cần thiết trong mỗi bữa ăn vẫn được đảm bảo. Điều này tối ưu hơn về mặt dinh dưỡng so với món chay nguyên bản về hàm lượng carb hoặc chay theo kiểu kiêng cử.
Theo tin tức R&D tổng hợp, ngành công nghiệp này có tiềm năng phát triển lớn ở nhiều nước và có thể sẽ tạo nên làn sóng tác động lớn lên cả ngành F&B và bán lẻ trong kỷ nguyên hậu Sars-Cov-2.
Có thể bạn quan tâm:
>Tư Vấn Nhượng Quyền Thương Mại – Liệu Pháp Tối Ưu Cho Thương Hiệu Nhượng Quyền
>Nhượng quyền thương mại ở Việt Nam
>Tết Tân Sửu – Đọc Sách Nhượng Quyền F&B chờ thời
>Có nên nhượng quyền sữa chua trân châu, góc nhìn và suy ngẫm!
>GIÁ NHƯỢNG QUYỀN TRÀ SỮA FEELING TEA – ANH CẢ CỦA ĐẾ CHẾ TRÀ SỮA
———————————————————————
Và bạn đã biết cách liên hệ với Chúng tôi?
Website: NQTM.VN
#nhuongquyen #nhuongquyenthuongmai #franchise