Tổng kết thị trường nhượng quyền Việt Nam năm 2019
01/02/2020
THỊ TRƯỜNG NHƯỢNG QUYỀN VIỆT NAM NĂM 2019
Kết thúc năm 2019, thị trường nhượng quyền Việt Nam ổn định hình hài sau những xa hoa của những lượt đến lượt đi của thương hiệu nổi tiếng.
Ấy thế nhưng việc đến và đi ấy chỉ là những vệt son băng qua thị trường nhượng quyền Việt Nam. Còn lại thị trường đã dần định hình sân chơi của những tay chơi sỏi trong thị trường Việt Nam để bám sát thị trường chốt cơ hội khi ập đến.
Không có thế lực nào có thể khuynh đảo thị trường Việt Nam ngoài người Việt. Sau những cú hích đến đi là những thương hiệu Việt “ăn dầm nằm dề” với ông chủ quán hay cô chủ quán hoặc chỉ đơn giản cung cấp nguồn nguyên vật liệu để vận hành quán xá bình thường.
Milano, Napoli, những thương hiệu “hàng chợ” là những thương hiệu khuếch trương về số lượng nhiều nhất. Bằng cách thức tiếp cận với phân khúc giá rẻ, yêu cầu chất lượng không cao, thậm chí gu thưởng thức dễ dàng để tạo dấu ấn thương hiệu với thực khách. Những thương hiệu bình dân nhất là những ngôi sao “TOP TRÊN” về khối lượng quán xá nhượng quyền.
Với tỷ lệ thất nghiệp cao, trình độ dân trí nằm ở trung bình còn đông đảo thì lượng khách cần một quán xá là sinh kế đây là “mỏ vàng” mà những ông chủ thương hiệu bình dân đã khai thác hiệu quả. Đã có nhiều những than thở chất lượng sản phẩm từ thương hiệu bình dân, việc quản lý chất lượng sơ sài, thậm chí buông xuôi từ những nhà sáng lập khiến thương hiệu gắn mác “hàng chợ” – chất lượng tùy người bán. Nhưng chính cách tiếp cận ấy đã nhân rộng mô hình kinh doanh theo cấp số nhân trên thực tế thị trường.
Thế nhưng, chính vì thế thương hiệu lớn ngại ngần trao tay “con cưng” của mình cho “thiên hạ”. Sợ hãi là nỗi lo chính yếu để thương hiệu nổi tiếng, sang chảnh chung tay đặt ra hàng trăm tiêu chuẩn khắt khe trong chọn lọc đối tác nhận quyền. Highlands Coffee, Gongcha thu mình. The Coffee House từ chối. Cộng Cà phê ngại ngần. Đấy còn chưa nói đến các thương hiệu nước ngoài chưa từng có ý định. Bao thương hiệu được “mơ ước” đang khép mình vào chiến lược chuỗi. Tạo nên thế, thương hiệu mạnh không mặn mà nhượng quyền, thương hiệu ít danh tiếng sống chung với nhượng quyền như kế sinh nhai. Một thế lưỡng bại câu thương cho đối tác nhượng quyền.
Để nhận nhượng quyền thương hiệu nổi tiếng thì không thể đánh đổi để lựa chọn cơ hội offer đến từ thương hiệu tầm trung. Bối rối có lẽ là cảm giác đối với đối tác nhận quyền. Bỏ tiền đầu tư nhưng không thật sự là “thượng đế”, kiếm tìm những cơ hội không rõ cách thức tiếp cận tối ưu.
Bên nhượng quyền cũng thế, thân ai nấy “chạy”, tiếng ai nấy “giữ” nên chưa tiếp cận đối tác nhận quyền chuẩn. Hai bên mò kim đáy bể trong đại dương mênh mông.
Hãy cùng cụ thể với những phân tích thị trường ngành của chúng tôi để hiểu hơn thực trạng và xu hướng của thị trường nhượng quyền Việt Nam 2019 trong từng ngành cụ thể và tìm kiếm thị trường đầu tư cho chính mình.
– Chuyên gia Võ Quốc Hoàng –
Xem thêm:
>The largest Barkery chain stores in Vietnam
>How is the retail market doing?
>Khai trương trà sữa Đài Loan Winnies| Trà sữa ly trứng tại Quận 10
>5 thương hiệu nhượng quyền cafe lớn nhất | Có nên đầu tư hay không?
———————————————————————
Website: NQTM.VN
#nhuongquyen #nhuongquyenthuongmai #franchise #dautubenvung #tuvannhuongquyen