Nhượng quyền kinh doanh là gì? Tại sao nên nhượng quyền?
01/11/2020
Thuật ngữ nhượng quyền không còn quá mới mẻ đối với chúng ta hiện nay. Nếu thời gian cách đây 10-20 năm thì nó còn khá xa lạ. Nhưng hiện nay thuật ngữ này đã dần dà phổ biến bởi sự xuất hiện của nhiều thương hiệu nhượng quyền. Cùng tìm hiểu về Nhượng quyền kinh doanh là gì? Những cách để đạt được thành công khi mua nhượng quyền 1 thương hiệu qua bài viết sau.
1. Nhượng quyền là gì?
Có nhiều cách hiểu về nhượng quyền kinh doanh hay nhượng quyền thương mại. Nhượng quyền được hiểu ngắn gọn nhất đó là đem tài sản sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp đi bán cho người ngoài trong 1 khoản thời gian nhất định hoặc vô hạn để thu 1 khoản phí nhất định hoặc phí thỏa thuận.
Tài sản của doanh nghiệp bao gồm công thức pha chế, công thức kinh doanh, nhãn hiệu, quy trình vận hành, phương pháp kinh doanh,… những thứ này đã được doanh nghiệp làm ở 1 thời điểm, địa điểm nhất định và mang lại sự thành công cho doanh nghiệp.
Người ngoài có thể là chủ đầu tư, người dân, cá nhân, hộ kinh doanh, công ty khác, … những người muốn đầu tư sở hữu 1 mô hình kinh doanh có sẵn để mang lại lợi nhuận.
2. Thực tế nhượng quyền ở Việt Nam
Nhượng quyền ở Việt Nam qua các năm có những thay đổi đáng kể, mở đầu vào năm 1996 khi Jollibee vào Việt Nam. Tiếp theo đến năm 1997 là KFC vào Việt Nam. Kéo theo đó các thương hiệu nhượng quyền khác cũng vào Việt Nam.
Trong thập kỷ đầu của thế kỷ 21, Việt Nam hầu như chỉ nhượng quyền các thương hiệu từ nước ngoài vào. Từ đầu thập kỷ thứ 2 chúng ta mới thấy được sự chuyển biến và phát triển. Các thương hiệu trong nước bắt đầu nhượng quyền.
Thương hiệu nhượng quyền của Việt Nam tiêu biểu nhất có thể kể đến là Phở 24 của ông Lý Quý Trung. Một thương hiệu được coi là đã thành công vượt bậc trên thị trường nhượng quyền lúc bấy giờ. Phở 24 vẫn tồn tại cho đến ngày hôm nay mà chúng ta vẫn đang chứng kiến. Một giai đoạn suy thoái năm 2009-2010 diễn ra và Phở 24 đã phải bán mình cho tập đoàn Việt Thái.
Tiếp theo không lâu, thương hiệu Highlands Coffee lại phải bán cổ phần cho Jollibee để đổi mới và chuẩn hóa hệ thống.
Từ thập kỷ thứ 2 của thế kỷ 21, các thương hiệu nhượng quyền nước ngoài khác ồ ạt đổ vào Việt Nam. Nhượng quyền đa dạng và phong phú hơn.
2.1 Nhượng quyền lĩnh vực Giáo dục:
Language Link, Global Art, Kumon, Popodoo, Eye Level, …
2.2 Nhượng quyền nhà hàng:
King BBQ, Kichi Kichi, Sườn cây, …
2.3 Nhượng quyền trà sữa:
Ding Tea, TooCha, Koi Thé, …
2.4 Nhượng quyền cà phê:
The Coffee Bean And TeaLeft, Highlands Coffee, Starbucks, …
2.5 Nhượng quyền thức ăn nhanh:
Lotteria, McDonald’s, Burger King, …
2.6 Nhượng quyền bánh mì:
Tous Les Jours, Kinh Đô, Dunkin’ Donuts, …
2.7 Nhượng quyền giặt là:
Mr Jeff, CleanPro, OneBigWash, …
2.8 Nhượng quyền bán lẻ:
GS25, MiniStop, Circle K, …
3. Tại sao nên nhượng quyền?
Nhượng quyền là mô hình kinh doanh đã được chứng minh thành công ở thời điểm hiện tại và trong quá khứ. Nó đã thành công ở 1 mốc thời gian và 1 địa điểm nhất định. Mô hình này đã được chuẩn hóa và hoàn thiện. Vì vậy khi nhượng quyền chỉ việc lấy mô hình đó đi nhân rộng ra những nơi khác. Chính vì đã thành công trước đó nên tỷ lệ thành công của nó đã được chứng minh và cơ hội tiếp tục thành công sẽ cao hơn.
Nhiều người chọn con đường nhượng quyền vì nó ít rủi ro hơn, an toàn hơn và họ hình dung được những gì sắp diễn ra cụ thể hơn. Mô hình nhượng quyền sẽ phù hợp với những người không thích mạo hiểm.
Một đặc tính nữa là tính tuân thủ, mọi nhà đầu tư khi mua nhượng quyền phải đảm bảo tính tuân thủ. Tính tuân thủ ở đây có nghĩa là phải làm theo những gì bên bán nhượng quyền yêu cầu.
4. Tại sao không nên nhượng quyền?
Nhượng quyền mang tính thụ động và tính kỷ luật. Điều này sẽ không phù hợp với những người trẻ năng động, sáng tạo.
Nhiều người vẫn nhầm tưởng rằng khi mua nhượng quyền là mình có tất cả. Đôi khi họ chưa tìm hiểu kỹ về nhượng quyền đã vội dấn thân vào lĩnh vực này. Chính vì thể mà xảy ra những cuộc tranh chấp nảy lửa giữa người bán nhượng quyền và người mua nhượng quyền.
>Nhượng quyền bún đậu mắm tôm giá bao nhiêu? Các thương hiệu bún đậu mắm tôm
>Làm chủ quán cà phê cần những gì? Kiến thức làm chủ quán cafe
>Nhượng quyền sữa chua trân châu cốt dừa Hạ Long: mua 1 tặng 1 sở hữu 2 thương hiệu
>Giá nhượng quyền từng mô hình của Cafe Ông Bầu là bao nhiêu?
>Nhượng quyền Cafe Ông Bầu và chiến lược phát triển trong năm 2020
>Các ý tưởng khởi nghiệp dễ nhất hiện nay? Có phải ai cũng cần startup không?
5. Làm sao để không bị tiền mất tật mang khi mua nhượng quyền?
Để không bị gọi là hố khi mua nhượng quyền, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ về thương hiệu muốn mua. Một số mẹo cần lưu ý trước khi mua nhượng quyền 1 thương hiệu cần nhớ:
Hỏi về số lượng cửa hàng của bên bán nhượng quyền.
Xem các số liệu kết quả hoạt động kinh doanh của bên bán nhượng quyền.
Đến thăm các cửa hàng của bên bán nhượng quyền.
Dùng thử các sản phẩm của bên bán nhượng quyền.
Tham khảo trước mẫu hợp đầu của bên bán, nếu không được có thể hỏi họ sơ qua về các điều khoản trong hợp đồng nhượng quyền.
Hỏi về những thứ được làm và những thứ không được làm.
Hỏi về giá Cog của 1 sản phẩm là bao nhiêu.
Hỏi bên bán nhượng quyền hỗ trợ Marketing như thế nào.
Hỏi về người phụ trách chính quán của bạn sau khi bạn mua nhượng quyền.
Hỏi về tổng chi phí đầu tư nhượng quyền là bao nhiêu và chi phí nhượng quyền riêng là bao nhiêu.
Hỏi xem bên bán nhượng quyền sẽ hỗ trợ gì đối với việc ký kết ứng dụng giao hàng bên thứ 3.
Trên đây là một số khái niệm về nhượng quyền kinh doanh là gì và những điều cần lưu ý khi mua nhượng quyền. Khi đầu tư bất cứ điều gì thì chúng ta cũng cần biết về cách vận hành, hoạt động của nó nhằm nắm vững kiến thức và kiểm soát. Mong rằng bài viết bổ sung thêm 1 số kiến thức về nhượng quyền cho bạn đọc.
———————————————————————
Website: NQTM.VN
#nhuongquyen #nhuongquyenthuongmai #franchise #dautubenvung #tuvannhuongquyen