Cửa hàng nhượng quyền là gì? Làm sao để xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
08/04/2020
Cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn đang kinh doanh và muốn phát triển mô hình của mình bằng cách mở cửa hàng nhượng quyền. Bạn đã tìm hiểu về nhượng quyền chưa? Làm sao để xây dựng một cửa hàng nhượng quyền? Khi nào là thời điểm thích hợp để xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
>>>Nhượng quyền thương mại theo pháp luật Việt Nam
Cửa hàng nhượng quyền là gì?
Cửa hàng nhượng quyền được hiểu nôm na là một cửa hàng kinh doanh dưới tên thương hiệu nhượng quyền. Các cửa hàng nhượng quyền mà bạn có thể biết đến là: cửa hàng nhượng quyền thức ăn nhanh như Lotteria, KFC, Jollibee … cho đến các cửa hàng nhượng quyền về trà sữa như TocoToco, Pozaa Tea, The Alley, Gong Cha, … Một số cửa hàng nhượng quyền cafe như Starbucks, Milano, Napoli, Gemini, …
Nếu bạn đang có kế hoạch mở một cửa hàng nhượng quyền thì cùng tham khảo các bước xây dựng cửa hàng nhượng quyền sau đây nhé:
Bước 1: Cần xác định mô hình kinh doanh nhượng quyền của mình
Bạn đang kinh doanh gì? Một cửa hàng thời trang? Vậy bạn đang trong lĩnh vực thời trang. Bạn đang cửa hàng trà sữa hoặc cà phê? Vậy bạn đang trong ngành F&B… Việc xác định đúng mô hình kinh doanh giúp bạn có nền tảng để xây dựng và chuẩn hóa mô hình của mình.
Có thể bạn quan tâm:
>Cửa hàng nhượng quyền là gì? Làm sao để xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
>CEO Đinh Bạch Dương và câu chuyện về nhượng quyền NGUYEN CHAT COFFEE&T
Bước 2: Nhân rộng mô hình kinh doanh của bản thân và phải làm cho nó phát triển đủ lớn
Cửa hàng nhượng quyền cũng giống như 1 con gài đẻ trứng vàng vậy. Nhưng nó cần phải đủ lớn mới có thể đẻ trứng được, hoặc như 1 cái cần cần đủ trưởng thành mới ra hoa kết trái được. Trưởng thành là như thế nào? Trưởng thành có nhiều yếu tố:
– Phát triển đạt và vượt mức hòa vốn: bạn không thể mang 1 cửa hàng mới phát triển và chưa đạt điểm hòa vốn đi nhượng quyền, làm như vậy là bạn đang lừa người khác và chẳng có lợi ích gì cho bạn về sau này.
– Thời gian đủ lâu: một cửa hàng hoặc thương hiệu nhượng quyền cần thời gian hoạt động từ 1 năm trở lên và có bảng chứng minh tài chính. Vì vậy hãy nuôi dưỡng cho thương hiệu của bạn phát triển đủ lâu trước khi thả nó ra ngoài hoặc bắt nó đẻ trứng.
Bước 3: Bảo hộ cửa hàng nhượng quyền hoặc thương hiệu nhượng quyền
Đây là một vấn đề mà nhiều thương hiệu mắc phải làm bay màu luôn cả thương hiệu. Hãy tưởng tượng bạn đang phát triển từ những con suối và chẳng ai biết đến bạn. Nhưng khi bạn nhượng quyền, bạn đã công khai bước ra biển lớn, lúc này có hàng tá gã khổng lồ nhòm ngó bạn và những kẻ trong bóng tối cũng lăm le bạn. Bảo hộ thương hiệu giúp bạn tránh khỏi việc mất thương hiệu 1 cách vô lý. Một minh chứng là thương hiệu trà sữa Royaltea đã không bảo hộ được thương hiệu nên có hàng tá Royaltea giả mọc lên.
Bước 4: Chuẩn hóa công thức, cách vận hành cửa hàng nhượng quyền
Tại sao phải chuẩn hóa? Bạn biết đó, bán nhượng quyền là việc bạn bán 1 cửa hàng nhượng quyền của mình cho người khác, mà bạn không có quy trình xây dựng cửa hàng của mình vậy sao bán được? Việc chuẩn hóa mọi khâu ra quy trình sẽ giúp bạn đỡ đi gánh nặng phải đào tạo từ chút 1, sau khi có quy trình thì cứ áp dụng mà làm. Việc xây dựng quy trình và chuẩn hóa cửa hàng sẽ tốn nhiều thời gian của bạn và không chuyên nghiệp, vì thế bạn có thể thuê các đơn vị xây dựng quy trình nhượng quyền làm thay như Red Franchise chẳng hạn.
Bước 5: Xây dựng hợp đồng nhượng quyền
Chắc chắn bạn phải có một hợp đồng nhượng quyền trước khi có ai đó hỏi mua nhượng quyền thương hiệu của bạn. Vì thế bạn cần làm hợp đồng nhượng quyền ngày khi có thể. Hợp đồng nhượng quyền sẽ bao gồm các điều khoản và giá cả nhượng quyền, cũng như các quy định và ràng buộc về nhượng quyền. Hợp đồng nhượng quyền thường dài từ vài trang đến vài chục trang. Bạn càng cụ thể bao nhiêu thì càng có lợi cho bạn bấy nhiêu.
Nếu bạn là một chuyên gia trong lĩnh vực nhượng quyền hoặc 1 luật sư thì bạn hoàn toàn có thể tự làm điều này. Nếu không bạn có thể tự soạn bằng cách nhờ sự tư vấn miễn phí của chuyên gia tại Red Franchise. Hoặc bạn cũng có thể tham khảo bộ ấn phẩm về soạn thảo hợp đồng nhượng quyền tại đây. Bạn có thể tiết kiệm 1 khoảng chi phí kha khá khi tự soạn hợp đồng nhượng quyền nhưng nó lại mất khá nhiều thời gian của bạn.
Vậy là xong rồi đó, giờ thì bạn đã có cửa hàng nhượng quyền và sẵn sàng bán nhượng quyền thương hiệu của mình cho những nhà đầu tư có nhu cầu. Đây mới chỉ là khởi đâu thôi, việc bán nhượng quyền thương hiệu sẽ có nhiều bước nữa, bao gồm: marketing để có được lượng khách hàng, tư vấn cho khách, tìm đội ngũ thiết kế, thi công, nguồn nguyên liệu, máy móc giá rẻ, … Tiếp đó là việc quản lý hệ thống nhượng quyền, quản lý nhân sự, đảm bảo chất lượng, …
———————————————————————
Website: NQTM.VN
#nhuongquyen #nhuongquyenthuongmai #franchise #dautubenvung #tuvannhuongquyen
Có thể bạn quan tâm:
>Nhượng quyền kinh doanh là gì?
>Cafe ủ lạnh Cold Brew so với Cafe đá: Sự khác biệt là gì?
>Nhượng quyền Kafa Cafe| Cafe đường phố xứ Hà Thành