Có nên nhượng quyền sữa chua trân châu, góc nhìn và suy ngẫm!
01/12/2020
Thời gian qua, nhượng quyền sữa chua trân châu đã trở thành một “xu hướng hot hit” mà rất nhiều nhà đầu tư đã dấn thân vào, người thắng, kẻ bại và những người ngoài cuộc thì đang ngấm ngầm suy tư. Vậy sự thật như thế nào? Nhượng quyền sữa chua trân châu có lợi nhuận không?
1. Kinh doanh nhượng quyền sữa chua trân châu: đã kinh doanh phải có rủi ro!
Khi kinh doanh, bạn có thấy tiềm năng thị trường không? Vâng, chắc chắn là có bạn mới kinh doanh chứ. Nhưng bên cạnh đó bạn cũng e ngại về các rủi ro. Lúc này bạn sẽ đánh đổi cơ hội giữ tiềm năng và rủi ro. Khi tiềm năng thị trường, tiềm năng sản phẩm lớn hơn thì bạn sẽ chọn kinh doanh thôi. Nhượng quyền sữa chua trân châu cũng vậy, đây là một sự đánh đổi chứ không phải là cứ làm là có ăn.
2. Tại sao người ta thích nhượng quyền sữa chua trân châu?
Nhượng quyền là cách nhanh nhất để bước vào con đường kinh doanh, tại sao? Vì khi nhượng quyền là bạn đã sở hữu 1 thương hiệu ngay, thương hiệu đã được xây dựng và chứng minh sự thành công của nó trên thị trường, có được lượng khách hàng đông đảo, quy trình vận hành đầy đủ, có công thức và sự thành công nhất định. Khi bỏ 1 số tiền nhượng quyền là bạn đã sở hữu tất cả các bí quyết của thương hiệu. Nhượng quyền sữa chua trân châu cũng vậy, bạn chỉ cần bỏ 1 số tiền là đã có được các công thức pha chế, tài liệu vận hành cửa hàng, quy trình tuyển dụng, quản lý nhân viên, …
Chính vì điều này mà nhiều nhà đầu tư chọn con đường nhượng quyền thay vì tự mình xây dựng nên thương hiệu. Mặt khác, sữa chua trân châu trở thành một trào lưu và được đông đảo bạn trẻ ủng hộ nên vô cùng “hit hot”. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức.
3. Nhượng quyền sữa chua trân châu Hạ Long và những thành công
Việc gì cũng nên đứng dưới nhiều góc nhìn, một số nhà đầu tư đã thành công trong việc nhượng quyền sữa chua trân châu Hạ Long. Việc thành công này có nhiều yếu tố, trong đó vị trí địa lý là một trong những điều kiện tiên quyết.
Làm gì có thứ gì là chắc chắn 100%? Nhượng quyền sữa chua trân châu cũng vậy, vẫn có những cơ sở thất bại phải đóng cửa hoặc sang nhượng lại.
4. Bài học kinh nghiệm từ việc nhượng quyền một thương hiệu
– Nhượng quyền là kinh doanh chứ không phải nhượng quyền là thừa kế. Mà kinh doanh thì phải có rủi ro. Mặc dù nhượng quyền thật sự sẽ ít rủi ro hơn so với tự mở kinh doanh, tuy nhiên, nếu bạn là một tay mơ mới vào nghề thì tỷ lệ thất bại sẽ rất cao.
– Không quá phụ thuộc vào thương hiệu: Đừng nghĩ rằng nhượng quyền là sẽ được thương hiệu họ lo mọi thứ cho bạn. Việc bạn kinh doanh và bạn lấy lợi nhuận thì chỉ có bạn mới lo được cho chính cửa hàng của mình thôi. Thương hiệu nhượng quyền chỉ hỗ trợ bạn trong những giới hạn nhất định thôi.
– Nâng cao kiến thức, xem việc nhượng quyền như việc kinh doanh của chính mình. Bạn cần có đủ kiến thức về nhượng quyền để có thể thỏa thuận các điều kiện tốt nhất cho bản thân khi ký hợp đồng nhượng quyền. Ví dụ như có thể sang nhượng lại, tăng thêm cách chính sách hỗ trợ cho cửa hàng, …
>Gía nhượng quyền trà sữa Feeling Tea – Anh cả của đế chế trà sữa
>Những lưu ý khi chọn mặt bằng kinh doanh quán cà phê là gì?
>Nhượng quyền siêu thị Mini Việt Nam ” có ăn” không?
>Nhượng quyền sữa chua trân châu Hạ Long
5. Kết luận từ việc nhượng quyền sữa chua và bài học chung
Không ai cho không ai thứ gì, khi bước vào con đường kinh doanh như là một chiến trường, mặc dù bạn đang đi bên cạnh 1 tướng giỏi nhưng bạn không có áo giáp hoặc võ công thì cũng bị giết thôi. Áo giáp ở đây là tiền (vốn lưu động), võ công ở đây là các chiến lược kinh doanh của bạn. Nhượng quyền mà bạn cứ trông đợi vào bên thương hiệu họ sẽ chỉ bạn làm cái này, làm cái kia thì thua. Khi nhượng quyền sữa chua trân châu hay bất cứ thương hiệu nào bạn cần chủ động đề xuất các ý tưởng cho cửa hàng, chương trình khuyến mãi cho cửa hàng để tận dụng lợi thế đội ngũ thương hiệu họ hỗ trợ.
———————————————————————
Và bạn đã biết cách liên hệ với Chúng tôi?
Website: NQTM.VN
#nhuongquyen #nhuongquyenthuongmai #franchise #dautubenvung #tuvannhuongquyen